Sức khỏe là No.1

Chuyên trang chia sẻ các kiến thức về chăm sóc sức khỏe bản thân

Các mốc thời gian khám thai định kỳ bạn có biết không?

Mang thai là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời của nữ giới. Chính vì vậy mà khi mang thai, chị em luôn mong muốn quá trình này diễn ra suôn sẻ, không gặp phải bất trắc gì. Do đó, để dõi theo từng sự thay đổi, phát triển dù là nhỏ nhất của thai nhi qua từng giai đoạn, các chị em nên thực hiện khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm: trong thời gian mang thai, sản phụ nên khám thai đều đặn và ít nhất là khám thai 3 lần theo chu kỳ. Ngoài ra nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em và thai nhi.

Mốc khám thai 3 lần quan trọng mà mẹ bầu nào cũng phải thăm khám

-Khám thai 3 tháng đầu: Đi khám sớm nhất khi có bầu, thường là sau khi chậm kinh khoảng 10 ngày, bác sĩ sẽ kê thuốc vitamin. Khám thai, siêu âm và làm xét nghiệm sàng lọc khi thai được 12-14 tuần và dự kiến ngày sinh.

- Khám thai 3 tháng giữa: Khám thai và siêu âm khi thai được 22 tuần, cần tiêm phòng uống ván và làm các xét nghiệm cơ bản. Làm hồ sơ quản lý thai.

-Lịch khám thai nhi 3 tháng cuối: Khám thai và siêu âm thai khi được 32 tuần tuổi. Mỗi lần đến khám sẽ làm xét nghiệm nước tiểu, tư vấn giảm đau đẻ và tiếp tục theo dõi siêu âm thai khi quá ngày dự kiến sinh.

f:id:tuananhdakhoaxadan:20181024174805j:plain

Lịch khám thai định kỳ theo các tuần

Các mẹ bầu nên chú ý tới các mốc khám thai định kỳ để thuận tiện cho việc theo dõi và phát hiện những bất thường của thai nhi. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời với những tình huống xấu nhất. Ngoài ra, các mẹ có thể khám thai theo các tuần để theo dõi sựu phát triển của thai nhi.

  • Lịch khám thai lần đầu (Tuần 3 – 4): Sau khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ có thai như mất kinh, để chắc chắn là đã mang thai,chị em nên đi khám trong khoảng thời gian này. Trong lần khám đầu tiên này, các bác sĩ sẽ siêu âm để biết thai có phát triển không. Ngoài ra, chị em cũng sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Trường hợp phát hiện ra có bệnh khi mang thai, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ tư vấn cách an thai, dưỡng thai phù hợp. Nếu không may mắc những căn bệnh không nên mang thai, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về cách chấm dứt thai kỳ hợp lý, an toàn.
  • Lần khám thứ 2 (Tuần 6 – 7): Lúc này, khi khám thai mẹ bầu sẽ được siêu âm để xác định một số vấn đề như: tim thai, kích thước túi ôi, chiều dài phôi thai. Đối với một số chị em chưa thể tính được tuổi thai, các bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn ở lần khám thứ 2 này. Việc tính tuổi thai sẽ giúp các mẹ theo dõi được thai nhi có phát triển bình thường tương ứng với tuổi không và tìm ra khoảng thời gian dự sinh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ được đo huyết áp, kiểm tra cân nặng để xem quá trình mang thai ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho thuốc để bạn bồi bổ cơ thể.
  • Lần khám thai thứ 3 (Tuần 12 – 13): Tại lần khám này, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm về tổng thể (siêu âm và 1 số xét nghiệm tầm soát dị tật) cho mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm (siêu âm) đo độ mờ da gáy (làm xét nghiệm double test) để xác định dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Lần khám thai thứ 4 (Tuần 14 – 17) (16 -18): Bên cạnh việc siêu âm định kỳ, lần khám thai này cũng là thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ mắc hội chứng down hay những dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Phương pháp xét nghiệm này căn cứ vào sự biểu thị của những thông số liên quan đến những chất có trong máu của người mẹ như: chất AFP (loại protein do thai sản xuất), HCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Qua đó có thể tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh của thai nhi.
  • Lần khám thai thứ 5 (Tuần 20 - 22): Những dị tật mà thai nhi có nguy cơ cáo gặp phải như: sứt môi, dị dạng ở các cơ quan như tim, xương..sẽ được phát hiện chính hơn tại mốc khám thai quan trọng này. Do đó, tại lần khám thai này, các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm 3D hay 4D để theo dõi sự phát triển của thai nhi rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng được dùng để hỗ trợ việc xác định nguy cơ dị tật của thai nhi.
  • Lần khám thai thức 6 (Tuần 26 - 28): Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng của lịch khám thai định kỳ. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tiêm phòng uốn ván lần đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại (với trường hợp mang thai lần 2 cách lần thứ nhất dưới 5 năm). Tức là nếu trước đây chị em chưa tiêm phòng uốn ván thì sẽ phải tiêm 2 mũi và cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi thứ 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Để thuận tiện nhất, mũi đầu tiên nên tiêm vào tháng thứ 5 hoặc 6, rồi sau đó 1 tháng tiêm tiếp mũi thứ 2. Với những chị em đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi chưa đến 5 năm thì sẽ không cần phải tiêm nữa.
  • Lần khám thai thứ 7 (Tuần 31 – 32): Tại lần khám thai này, mẹ bầu cần được siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi và theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ bầu, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai và xác định trường hợp sinh khó hay dễ.
  • Lần khám thai thứ 8 (Tuần 35 – 36): Lúc này, siêu âm sẽ giúp kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn.. Cân nặng của bé cũng được các bác sĩ dự báo ở lần khám này. Ngoài ra, có thể kiểm xem bé có nhận đủ xoy hay không bằng máy Mornitor sản khoa.

Trên đây là các mốc thời gian của lịch khám thai định kỳ chuẩn xác nhất do Bộ Y tế đưa ra và khuyến khích các mẹ bầu thực hiện. Chu kỳ khám thai định kỳ với 8 mốc thời gian tương ứng trên là cách để các mẹ có thể “dõi theo” từng sự phát triển dù là nhỏ nhất của “mầm sống” đang mang trong mình. Trong quá trình mang thai, ngoài việc thực hiện thăm khám theo thời gian khám thai định kỳ trên, các mẹ bầu cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt cũng cân duy trì khoa học, hợp lý nhất.

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về thăm khám sức khỏe khi mang thai và có thêm những kiến thức phù hợp để có thể đảm bảo an toàn cho mẹ tròn con vuông trong suốt thai kỳ.